image banner
BẢN TIN ĐỐI NGOẠI NGHỆ AN SỐ 01

THƯ NGỎ

Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất Việt Nam (gần 16.500km2); dân số hơn 3 triệu người, lực lượng lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, di tích lịch sử - văn hoá lâu đời, có vị trí chiến lược quan trọng, là đầu mối giao lưu kinh tế - văn hoá Bắc - Nam, cửa ngõ sang Lào, Thái Lan và nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới, là quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất của thời đại.

Nghệ An có 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện; 5 cửa khẩu, trong đó có cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn và cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy - Nậm On; có cảng biển quốc tế Cửa Lò, sân bay Vinh, hệ thống đường bộ với 2 tuyến xuyên Việt là Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, bờ biển dài 82 km, có 2 đảo là Đảo Mắt và Đảo Ngư, nhiều bãi tắm đẹp chạy dọc suốt địa bàn. Thành phố Vinh là đô thị loại 1, trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh và là “đầu tàu” phát triển về một số lĩnh vực của khu vực Bắc Trung Bộ, nhất là giáo dục đào tạo với 05 trường đại học, 09 trường cao đẳng cùng với hệ thống bệnh viện, thông tin - viễn thông, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm phát triển vượt bậc, có uy tín, chất lượng cao.

Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và tự do hóa thương mại, với tiềm năng và thế mạnh sẵn có, Nghệ An chủ động tích cực triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, tăng cường thu hút đầu tư, đẩy mạnh quan hệ với nhiều địa phương trong và ngoài nước, thực hiện thắng lợi Nghị quyết 26/NQ-TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; là trung tâm về tài chính, thương mại, du lịch, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hoá, thể thao, công nghiệp công nghệ cao của vùng Bắc Trung Bộ.


Bản tin Đối ngoại Nghệ An ra đời nhằm giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, danh lam thắng cảnh, lịch sử, văn hóa và con người xứ Nghệ. Hy vọng Bản tin Đối ngoại sẽ là nhịp cầu hữu nghị kết nối Nghệ An với bạn bè trong nước cũng như trên thế giới. Đây là lần đầu Bản tin Đối ngoại Nghệ An phát hành, chắc còn có những hạn chế, thiếu sót, chúng tôi rất mong
nhận được nhiều ý kiến đóng góp xây dựng của quý bạn đọc và xin tiếp thu, khắc phục để Bản tin ngày càng có chất lượng hơn .

FOREWORD

Nghe An province has the largest natural area in ​​Vietnam (nearly 16.500km2), with the population of over 3 million people. It owns abundant laborsources, rich natural resources, many famous landscapes and time-honored historical-cultural spots. The province has important strategic positionand is a focal point of economic-cultural exchange between the North and the South. Nghe An is also a gateway to Laos, Thailand and many other countries in the region and around the world, as well as is homeland of President Ho Chi Minh - the Hero of national liberation, the great cultural celebrity.

Nghe An has 1 city, 3 towns and 17 districts with 5 border gates including Nam Can international gate and Thanh Thuy – Nam On national gate, Cua Lo international port and Vinh airport. There are 2 Trans - Vietnam roads, which are 1A National Highway and Ho Chi Minh Highway. It remains 82 km of coastline with many beautiful beaches and 2 islands including Mat Island and Ngu Island. Vinh is a grade 1 city - which is an economic-cultural center and a "flagship" development of Nghe An in some fields in the North Central region, especially education with 5 universities and 9colleges. Besides, hospital systems, information-telecomunication, finance-banking and insurance develop and have high quality.

Following the trend of globalization, international integration and trade liberalization, with its potential and existing strengths, Nghe An has actively and positively implemented the open, diversified and multilateral foreign policy in the spirit of The Resolution of the 11th National Congress of the Communist Party of Vietnam. It has been promoting investment attractions as well as boosting relations with many domestic and foreign partners so as to successfully implement the Resolution 26/NQ-TW on July 30th 2013 of the Politburo on the orientation and tasks for the development of Nghe An until 2020. It is supposed to be the center of finance, trade, tourism, education - training, science - technology, healthcare, culture, sport and high-tech industry of the North Central Region.

Nghe An Foreign Relations Newsletter is published to give readers an overview of potential strengths, landscape, history, culture and people of the province. We hope that this Newsletter will be a bridge of friendship connecting Nghe An with domestic and foreign friends. This is the first time the Newsletter has been issued; surely there are limitations and shortcomings. We look forward to receiving your feedbacks for improving the quality of the next editions.

LỄ CHÀO MỪNG HOÀN THÀNH CÔNG TÁC TĂNG DÀY VÀ TÔN TẠO MỐC BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO TRÊN THỰC ĐỊA

Sở Ngoại vụ Nghệ An

Ngày 9/7/2013, tại cửa khẩu Thanh Thủy (tỉnh Nghệ An) - Nậm On (tỉnh Bô Ly Khăm Xay), Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào đã phối hợp tổ chức trọng thể Lễ Chào mừng hoàn thành công tác tăng dày tôn tạo mốc biên giới Việt Nam - Lào trên thực địa. Thủ tướng Chính phủ CHXHCN Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ CHDCND Lào Thoong Sỉng Thăm Mạ Vông tham dự và phát biểu tại buổi Lễ. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Thoong Lun Si Su Lít, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành hai nước, lãnh đạo và nhân dân hai tỉnh Nghệ An - Bô Ly Khăm Xay và các tỉnh Việt Nam - Lào có chung biên giới.

Đường biên giới Việt Nam - Lào dài trên 2.067 km, gồm 10 tỉnh của Việt Nam là: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Kon Tum; tiếp giáp với 10 tỉnh của Lào là Phong Sa Lỳ, Luông Pha Băng, Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay, Khăm Muộn, Sa Vắn Nạ Kiệt, Sả Lạ Văn, Sê Kông và Ắt Tạ Pư. Trong đó, Nghệ An là địa phương có đường biên giới dài nhất với hơn 419 km, tiếp giáp với 3 tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng và Bô Ly Khăm Xay.

Phát biểu tại Lễ chào mừng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, vấn đề biên giới lãnh thổ được lãnh đạo hai Đảng và Chính phủ hai nước đặc biệt quan tâm, coi trọng và chỉ đạo sát sao. Thủ tướng bày tỏ: Việc hoàn thành công tác cắm mốc giới quốc gia là sự kiện trọng đại, là thắng lợi chung của hai nước trong việc xây dựng đường biên giới hoà bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển. Sự kiện này trực tiếp tạo thuận lợi cho việc giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế của hai tỉnh Nghệ An - Bô Ly Khăm Xay; đồng thời mở ra những cơ hội mới thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư; đưa cửa khẩu Thanh Thủy - Nậm On trở thành một điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Đây cũng là sự kiện có ý nghĩa lâu dài trong quan hệ hai nước, là “hoa thơm, trái ngọt” được đơm kết từ quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào; là thành quả của tình bạn, tình đồng chí thủy chung, son sắt, thể hiện sự nhất trí cao, sự tin cậy lẫn nhau giữa các cấp lãnh đạo và nhân dân hai nước.

Để phát huy thành quả đạt được vừa qua, Thủ tướng đề nghị các cơ quan, địa phương liên quan của hai nước cùng tích cực triển khai các công việc sau:

Một là, phấn đấu hoàn thành toàn bộ Dự án vào năm 2014 theo đúng thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, trong đó, quan trọng nhất là việc xây dựng, đàm phán và ký kết Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam - Lào.


Hai là, xây dựng, đàm phán, ký kết Hiệp định mới và Quy chế quản lý biên giới, Quy chế về cửa khẩu và quản lý cửa khẩu đáp ứng công tác quản lý biên giới trong tình hình mới, nhất là tạo thuận lợi cho việc giao thương, hợp tác phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn quốc phòng an ninh vùng biên giới.


Ba là, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tại các vùng biên giới và các cửa khẩu nhằm tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư và du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thiết thực mang lại đời sống tốt đẹp hơn cho nhân dân vùng biên giới.

Tại buổi lễ, Thủ tướng Thoong Sỉng Thăm Mạ Vông nhiệt liệt biểu dương Ủy ban liên hợp cắm mốc biên giới, các cặp tỉnh biên giới và nhân dân hai nước đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện thành công tốt đẹp dự án tăng dày tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Lào - Việt Nam trên thực địa. Đồng thời, Thủ tướng kêu gọi các Bộ, ngành hữu quan cấp trung ương, chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang và toàn thể bà con nhân dân của hai nước hãy đóng góp hết sức mình bảo vệ, gìn giữ cột mốc, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau và giúp đỡ nhau trên mọi mặt vì sự phồn thịnh lâu dài của hai bên. Nhân dịp này, Thủ tướng Thoong Sỉng Thăm Mạ Vông bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam anh em đã luôn dành sự hỗ trợ quý báu và hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng của Lào trước đây cũng như sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Lào ngày nay.

Việc hoàn thành hệ thống mốc giới hiện đại này sẽ đi vào lịch sử hai nước, là biểu tượng sinh động của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Lào; đánh dấu việc tạo lập một hệ thống mốc giới chính xác, rõ ràng, khang trang và hiện đại, tạo thuận lợi cho công tác quản lý, bảo vệ biên giới. Đây cũng là tiền đề quan trọng cho hợp tác thương mại, đầu tư và giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch; đồng thời giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; hướng tới hoàn thành toàn bộ Dự án “Tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào” vào năm 2014.

TỈNH NGHỆ AN TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ HỮU NGHỊ,

HỢP TÁC VỚI CÁC ĐỐI TÁC NHẬT BẢN

Võ Văn Cường - Sở Ngoại vụ Nghệ An.

Thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, chủ động hội nhập quốc tế, Nghệ An ngày càng được bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn và để lại ấn tượng sâu sắc trong mắt các nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước. Trong số các nhà đầu tư đến với Nghệ An, Nhật Bản luôn là nhà đầu tư số 1 với nhiều loại hình dự án, trong đó đặc biệt là các dự án FDI và ODA.

Không biết từ bao giờ nhân dân Nghệ An luôn dành cho Nhật Bản một tình cảm đặc biệt. Phải chăng, một phần, bởi vì đó là đất nước đã che chở, giúp đỡ tận tình cho người con ưu tú của Nghệ An nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung trên con đường hoạt động cứu nước: "Chí sỹ Phan Bội Châu" - Người từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá là “Bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng”. Từ mạch nguồn tình cảm ấy, ngày nay, đất nước Nhật Bản luôn quan tâm đặc biệt đến đất nước Việt Nam nói chung, tỉnh Nghệ An nói riêng. Trong những năm qua, Nghệ An đã chủ động tăng cường phối hợp, hợp tác với JICA, JETRO, Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội và các tổ chức của Nhật Bản để tổ chức xúc tiến đầu tư, gặp mặt các nhà đầu tư, tăng cường vận động các loại hình dự án nhất là FDI, ODA và viện trợ nhân đạo, phi dự án, học bổng.... Trong số đó, phải kể đến các Dự án ODA mà Nhật Bản viện trợ cho Nghệ An như Dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản trị giá 10 triệu USD, dự án cải thiện điều kiện sống vùng nông thôn huyện Nam Đàn với giá trị 15 triệu USD, các chương trình tín dụng chuyên ngành để xây dựng 40 công trình hạ tầng nông thôn với tổng vốn gần 329 tỷ đồng, dự án Phát triển hệ thống bệnh viện tỉnh, vùng giai đoạn II - Tiểu dự án Phát triển Bệnh viện Nhi tỉnh Nghệ An có tổng mức đầu tư là 141.025 triệu đồng, dự án khôi phục, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An với tổng số vốn vay ODA Nhật Bản 5.700 tỷ.

Nhật Bản không chỉ dành cho Nghệ An nhiều dự án ODA với giá trị lớn, mà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng đứng vị trí số một trong số các nhà đầu tư tại Nghệ An với số vốn đăng ký là 1.200 triệu USD: Dự án Khai thác và chế biến đá trắng tại Quỳ Hợp của Công ty khai thác đá vôi Yabashi Việt Nam với tổng mức đầu tư 10,7 triệu USD, dự án may xuất khẩu của Công ty TNHH MLB Ternery Nhật Bản tại Cụm công nghiệp Yên Thành với công suất 1 triệu sản phẩm/năm với tổng vốn đầu tư 3,75 triệu USD. Đặc biệt, dự án Nhà máy sản xuất sắt xốp của Công ty Thép Kobe Nhật Bản (Kobelco) tại KCN Đông Hồi với tổng mức đầu tư 1 tỷ USD, hiện nay đang làm các thủ tục để triển khai thực hiện. Ngoài ra, tỉnh cũng đã ký kết với các nhà đầu tư Nhật Bản thỏa thuận đầu tư 04 dự án với tổng số vốn đầu tư 25 triệu USD tại Khu công nghiệp Hoàng Mai 1 bao gồm: Nhà máy sản xuất điện năng lượng mặt trời trị giá 18 triệu USD, nhà máy sản xuất thiết bị, phụ tùng ô tô trị giá 3 triệu USD, nhà máy sản xuất thiết bị quang điện trị giá 2 triệu USD, trường dạy nghề Việt - Nhật trị giá 2 triệu USD. Tỉnh đang hợp tác với Công ty Nekken Sekkei Civil Engineering Ltd lập quy hoạch tổng thể thành phố Vinh đến năm 2020 - tầm nhìn 2030 và Công ty Xây dựng Cảng biển Nhật Bản (Japan Port Corporation) để thiết kế Cảng nước sâu Cửa Lò.

Hiện tại, kim ngạch xuất khẩu của Nghệ An sang Nhật Bản đạt gần 5,5 triệu USD bao gồm các sản phẩm: gỗ và sản phẩm gỗ trị giá 2,8 triệu USD, đá trắng và đá xây dựng trị giá 2,2 triệu USD cùng một số sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ...

Trong thời gian tới, Nghệ An tăng cường thâm nhập thị trường Nhật Bản, tìm kiếm các đối tác Nhật Bản để xuất khẩu nông sản, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ, chủ động thiết lập quan hệ hữu nghị, hợp tác với các địa phương của Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng với Nghệ An, thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào các dự án may, sản xuất linh kiện điện tử; vào các cụm công nghiệp, các dự án công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ ngành thép; vào KCN Hoàng Mai và Đông Hồi, Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An theo các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT, PPP.

Kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản và Năm Hữu nghị Việt - Nhật 2013, tỉnh Nghệ An đã tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm sôi nổi như: Tuần văn hoá Việt Nam - Nhật Bản tại thành phố Vinh; giao lưu hữu nghị; chiếu phim và trưng bày tư liệu hoạt động của Nhà chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu và Phong trào Đông Du; tổ chức nói chuyện về quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản …qua đó góp phần tăng cường sự tin cậy và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản nói chung, Nghệ An với Đại sứ quán và các đối tác Nhật Bản nói riêng; đồng thời tạo bước chuyển biến quan trọng về nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa của việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản, từ đó tạo động lực mở rộng và nâng cao mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Nghệ An với các đối tác Nhật Bản.

Chính quyền và nhân dân Nghệ An luôn mong muốn và tin tưởng vào bước phát triển mới tốt đẹp của mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước theo tinh thần quan hệ Đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á - Thái Bình Dương; nỗ lực góp phần vun đắp tình hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước vốn có truyền thống giao lưu thương mại, văn hóa từ hơn 400 năm trước mà Nghệ An từng được nhắc tới trong các tàng thư cổ ở Nhật Bản.

NGHE AN PROVINCE PROMOTING FRIENDLY AND COOPERATIVE RELATION WITH JAPAN

Implementing foreign policy characterized by openness, diversification and multilateralization of international relations, pro-active integration into the world, Nghe An has been known more by foreign friends and left a deep impression in investors, foreign and domestic tourists in recent years.Among investors to Nghe An province, Japan ranks the first with many types of projects, especially FDI and ODA ones.

It is unknown when Nghe An people always give Japan a special affection. Maybe because this country protected and gave a favor for an excellent person of Nghe An province in particular and of Vietnam in general in the path of national salvatation: "strong-willed patriot Phan Boi Chau" who Ho Chi Minh President called "a Hero, an angel, who sacrified for national independence and was venerated by 20 million people in bondage". From that spiritual source, nowadays, Japan is always interested in Vietnam in general and Nghe An province in particular. Nghe An province has actively cooperated with JICA, JETRO, the Embassy of Japan to Hanoi and other Japanese organisations in order to hold investment promotion conferences or meetings with investors, strengthen calling for many forms of project aids, especially FDI and ODA, humanitarian aids, scholarships and non - project aids. Japan has funded Nghe An province many ODA projects such as Reproductive Health Care Project with capital of 10 mil. USD, Improve Living Conditions in rural areas in Nam Dan districts with capital of 15 mil. USD, credit programs for building 40 rural infrastructure projects with total capital of 329 bil. VND, Regional and Provincial Hospital System Development Project - Phase II - Nghe An Pediactric Hospital Sub-project with total capital of 141.025 mil. VND, North Nghe An irrigation system restoration and upgrading project with total capital of 5.700 bil. VND.

For Nghe An province, Japan not only support ODA projects with large value but also rank the first among FDI investors with total registered capital of 1.2 billion USD consisting of white stone mining and processing project of Yabashi Viet Nam Limestone Mining Company in Quy Hop district with the total capital of 10.7 mil. USD; export sewing project of MLB Ternery Japan Co. Ltd in Yen Thanh industrial zone which has a production capacity of one million products per year and has total capital of 3.75 million USD. It was noted that the project for iron nugget factory of Kobe Steel company (Kobelco) in Dong Hoi industrial zone with total investment capital of one bil. USD is currently making procedures for implementation. Moreover, the province also signed investment agreements on 4 projects with total capital of 25 million USD in Hoang Mai industrial zone including a solar power plant worth 18 million USD, a automobile accessories manufacturer worth 3 million USD, photoelectric device manufacturer worth 2 million USD and Viet Nam - Japan vocational school worth 2 million USD. The province is cooperating with Nekken Sekkei Civil Engineering Co. Ltd to make Vinh city master plan until 2020 - vision 2030 and with Japan Port Corporation to design Cua Lo deep sea port. At present, export value of Nghe An to Japan has reached nearly 5.5 million USD including: wood and wooden products worth 2.8 million USD, white stone and building stone worth 2.2 million USD, handicrafts, etc...

In the coming time, Nghe An province will strengthen a deep approach to Japanese market, find Japanese partners to export agricultural products, building materials and handicrafts. The province will positively establish the friendly cooperative relations with prefectures of Japan which have many similar features to Nghe An. Moreover, it continues to attract Japanese investors in sewing and electronic components manufacturing; in industrial clusters, supporting industry and steeling services; in Hoang Mai, Dong Hoi industrial zones and Dong Nam Nghe An economic zone in theinvestment forms of BOT, BT, BTO and PPP.

On the occasion of the 40th anniversary of the establishment of Viet Nam - Japan diplomatic relations and Viet Nam - Japan Friendly Year 2013, Nghe An province organized ebullient activities such as holding Viet Nam - Japan cultural week in Vinh city, presenting films and showing documents on Phan Boi Chau - a strong

Thông tin chuyên đề
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1