Nguồn lực lao động Nghệ An - động lực trong quá trình hội nhập và phát triển
Nguyễn Tiến Đông
Báo Lao động Nghệ An
Với gần 1,9 triệu người trong độ tuổi lao động, Nghệ An hiện có cơ cấu “dân số vàng”, là lợi thế của tỉnh trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội.
Nguồn lao động dồi dào
Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh, tính đến tháng 7 năm 2013, Nghệ An có 2.978.705 người, trong đó có 1.898.851 người trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi), chiếm 64%. Trong những năm gần đây, công tác đào tạo được chú trọng nên chất lượng nguồn lao động của Nghệ An ngày càng được nâng cao. Hàng năm, tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT và tỷ lệ học sinh đậu điểm cao vào các trường ĐH, CĐ luôn đứng tốp đầu trong cả nước. Đặc biệt công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi luôn đạt được những thành tích cao, riêng trong năm học 2013-2014 Nghệ An đã có 3 học sinh đạt 4 giải cao trong các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực, khẳng định vị trí của giáo dục Nghệ An trên trường quốc tế và khu vực. Điều này thể hiện việc lao động Nghệ An có thể dễ dàng tiếp cận và đón nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong quá trình phát triển sản xuất.
Theo thống kê, từ năm 2011 đến 2013, trung bình hàng năm có khoảng 84.000 lao động Nghệ An được đào tạo tại 64 cơ sở đào tạo nghề và các trường ĐH, CĐ trên địa bàn với nhiều ngành nghề, từ giáo dục sư phạm, tài chính kế toán, sữa chữa cơ khí, xây dựng… cho đến các ngành nghề thủ công truyền thống cho lao động nông thôn như mây tre đan, làm hương trầm… Chính sự đa dạng này mà hàng năm có khoảng 35.000 đến 37.000 lao động được giải quyết việc làm. Trong đó có 24.629 lao động làm việc trong nước, với 13.896 người làm việc tại các KCN Bắc Vinh, Nam Cấm, Hoàng Mai… đóng trên địa bàn tỉnh và 10.833 người làm việc ngoài tỉnh, chủ yếu tại các KCN tại Bình Dương, Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh… Đặc biệt, hiện nay số lao động Nghệ An đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài khoảng 50.000 người, chủ yếu tại thị trường truyền thống: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia và một số nước Trung Đông, Châu Phi. Số lượng lao động xuất khẩu hàng năm chiếm khoảng 1/3 số lao động được giải quyết việc làm, đưa Nghệ An vào tốp đầu cả nước về công tác xuất khẩu lao động. Trong đó, một số huyện có lượng người xuất khẩu lao động cao như: Nghi Lộc (1.318 người), Đô Lương (1.177 người), Hưng Nguyên (1.050 người)… Chính nhờ xuất khẩu lao động đã đem lại thu nhập cao cho nhiều gia đình, góp phần làm tăng tỷ lệ ngoại hối cho kinh tế đất nước. Nhiều địa phương có lượng người tham gia xuất khẩu lao động cao như: Nghi Hải (TX.Cửa Lò), Sơn Hải (Quỳnh Lưu), Diễn Tháp (Diễn Châu)… đã từng bước có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tính riêng trong năm 2013, nguồn thu nhập do xuất khẩu lao động chuyển về tỉnh qua các ngân hàng thương mại đạt hơn 100 triệu USD.
Nâng cao chất lượng lao động là mục tiêu hàng đầu
Hiện nay, lao động Nghệ An đã khẳng định được vai trò, vị trí của mình, chiếm lĩnh công nghệ, đáp ứng được tất cả các nhu cầu cho việc phát triển kinh tế tại địa phương, nhiều công trình xây đều do các kỹ sư, công nhân người Nghệ An tham gia thiết kế và thi công. Ngay cả trong nông nghiệp, nhiều lĩnh vực như sản xuất sữa, sản xuất giống lúa đều đã được lao động Nghệ An thực hiện, đạt chất lượng cao. Ngoài đức tính cần cù, chịu khó, đoàn kết, lao động Nghệ An còn có chí tiến thủ cao, không chịu an phận thủ thường, luôn vươn lên để làm chủ khoa học kỹ thuật, thể hiện sự thông minh, sáng tạo trong tất cả các lĩnh vực.
Bởi vậy, nâng cao chất lượng lao động là việc làm hết sức quan trọng được quan tâm hàng đầu hiện nay. Để làm được điều đó, cần đầu tư nâng cấp các cơ sở dạy nghề, phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng và có chính sách để những người được đào tạo về làm việc ở nông thôn. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng kiến thức cho nông dân, những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Đây là vấn đề quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó coi trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hóa. Hiện nay, nhiều địa phương đang triển khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời chú trọng hơn vào công tác đào tạo lao động chất lượng cao. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ còn chậm. Chính vì thế, ngoài việc chú trọng đào tạo lao động tại chổ, cần phải có những chính sách hợp lý trong việc giải quyết việc làm tại địa phương. Bởi thực tế, nếu đào tạo được lao động mà không giải quyết được việc làm thì lao động sẽ đi sang địa phương khác. Xác định vai trò quan trọng của nguồn lực lao động nên ngoài việc tập trung cho việc đào tạo nguồn lao động theo các Chương trình, Đề án của Chính phủ, tỉnh đã có những chỉ đạo sâu sát nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, lao động phổ thông; đưa các chương trình, dự án về nông thông để hỗ trợ sản xuất tại chỗ; tiến hành thu hút lao động trình độ cao về công tác tại các vùng nông thôn, miền núi. Nhờ thế, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp với quy mô hiện đại như trang trại chăn nuôi bò sữa và nhà máy sữa của tập đoàn TH True milk (đóng tại huyện Nghĩa Đàn); ngành công nghiệp chè, cao su từng bước phát triển, tạo việc làm cho nhiều lao động; ngoài ra còn có nhiều nhà máy dệt may xuất khẩu cũng đã đáp ứng được nhu cầu giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động... Ngoài ra, tỉnh cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục văn hóa ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn, chấp hành pháp luật lao động và chỉ đấu tranh khi quyền và nghĩa vụ chính đáng của mình bị ảnh hưởng.
Mục tiêu của Nghệ An là đến năm 2020 trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Để thực hiện được điều đó, việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Tỉnh ủy, UBND tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện. Đặc biệt ngày 30/7/2013, tỉnh Nghệ An được Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 26/NQ/TƯ về phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 với mục tiêu đưa Nghệ An trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, xứng đáng với vai trò Trung tâm của vùng Bắc Trung bộ, 1 trong 7 lĩnh vực trọng tâm được xác định là giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó có việc mở rộng quy mô và nâng cao năng lực đào tạo của các trường đại học và dạy nghề hiện có; phát triển hệ thống các cơ quan nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ… để từng bước đưa lực lượng lao động tiếp cận với những kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh./.
Nghe An labor resources - The dynamics in the process of integration and development
Nguyen Tien Dong
Nghe An Labor Newspaper
With nearly 1.9 million people of working age, Nghe An has “golden population” structure - the advantage of the province in the integration process and economic-social development.
Abundant labor resources
According to the Provincial Department of Statistics, until July 2013, Nghe An province has a population of 2,978,705 people, of which 1,898,851 people in working age (15-64 years old), accounting for 64%. In recent years, thanks to the training improvement, the quality of Nghe An labor force has been increasingly high. Every year, the percentage of students who pass the high school graduation and get the high points to study in the universities and colleges ranked at the top nationwide. Especially, gifted student training and retraining consistently obtain high achievements, particularly in the school year of 2013-2014 only, Nghe An has 3 students achieved 4 high awards in the international and regional Olympiads, confirming position of its education globally and regionally. It shows that Nghe An employees can easily access and receive the new technical and scientific progress in the process of producing development.
According to statistics, from 2011 to 2013, the annual average of about 84,000 Nghe An workers have been trained in 64 vocational training institutions, universities and colleges in many industries, such as teaching education, financial accounting, mechanical repairs, construction and traditional crafts of rural labor as rattan knitting and incense making ... Each year, about 35,000 to 37,000 workers are employed. Of which, 24,629 workers work nationwide, with 13,896 people working in the North Vinh, Nam Cam Hoang Mai Industrial Parks and so on located in the province. Plus, 10,833 people work outside Nghe An, mainly in some Industrial Parks in Binh Duong, Dong Nai, Ho Chi Minh City, Hanoi and Bac Ninh ... Especially, the current number of Nghe An employees exported overseas reached about 50,000 people, mostly in traditional markets: South Korea, Japan, Taiwan, Malaysia, some countries in the Middle East and Africa. The number of annual exported employees accounts for about one third of labor force, putting Nghe An on top of the country ‘s labor export.
In particular, some districts have large number of exported labor such as: Nghi Loc (1,318 people), Do Luong (1,177 people), and Hung Nguyen (1,050 people) ... Labor export has brought high income to many families, contributing to the foreign exchange increase for the country"s economy. Many localities have high number of labor export such as: Nghi Hai (Cua Lo Town), Son Hai (Quynh Luu District), Dien Thap (Dien Chau District) ... the life of people here is gradually wealthy and happy. In 2013 alone, exported labor income transferred through provincial banks reached more than $ 100 million.
Improving labor quality is the top target
Currently, Nghe An employees have confirmed their role and position, dominated the technology and met all the needs for local economy development. Many buildings have been designed and constructed by local engineers and workers. Agriculture, with lots of sectors, such as milk manufacturing and rice production, have been performed by Nghe An labor forces, gaining high quality. In addition to diligence, hard work and solidarity, Nghe An employees are also go-ahead. They do not rest on their laurels, always try to master science and technology, and express intelligence and creativity in all areas.
Therefore, improving labor quality is very important gained with first priority concerns today. In doing so, the province needs to invest in upgrading the vocational training institutions, develop various forms of vocational training and grant policies for trained employees to work in rural areas. It also needs to improve knowledge for farmers who directly work in agricultural production. These are important issues that affect to the application of scientific and technology advances in production and successful implementation of new rural construction. Besides, Nghe An needs to focus on training high-quality human resources for information technology, biotechnology, new materials technology and automation technology. Currently, many localities are implementing vocational training scheme for rural employment under the Decision 1956 of the Prime Minister. Simultaneously, the province should concentrate on training high-quality labors. However, the labor restructure from agriculture to industry and services has been shifted slowly. Therefore, in addition to focusing on native labor training, the province needs to have appropriate policies to create jobs locally. By the fact that, if trained workers have no jobs, they will go to other places. Determining the critical role of labor resources, the province has not only been focusing on workforce training under the government program and scheme but also directing closely to improve the quality of rural labor and unskilled workers; offer programs and projects to rural areas for supporting local production; and attract skilled workers to rural and mountainous areas.
Thus, in the province, there are many models of agricultural production with modern scale, for example, dairy farms and milk plants of TH True Milk Group (based in Nghia Dan district); Tea industry, and rubber industry …. which gradually develop, creating jobs for many workers. Besides, many exported textile manufacturers also meet native employment’s needs... In addition, the province also promote cultural respond propaganda and education, improving professional ethics and labor law observance.
Until the year of 2020, Nghe An has been oriented to be a modern industrialized province. To accomplish this, training and improving the quality of human resources is not only an important task but also a prime concern of Provincial Party Committee and Provincial People"s Committee. Especially, on 30 July 2013, the Politburo issued Resolution No. 26 / NQ / TU on economic- social development of Nghe An province until the year of 2020 with the objective of how to lead Nghe An Province to be a modern industrialized province, deserving to be the heart of the North Central region. One of the seven key areas was identified is education and training aimed at improving the quality of human resources. Of which, expanding the scale and improving training capabilities of universities and vocational training ; system development of research agencies, scientific and technological transfers ... in order step by step, the workforce will gradually approach the knowledge of modern science and technology, meeting with the needs of socio-economic development of the province./.
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG LÒNG NGƯỜI DÂN VÀ CHÍNH QUYỀN THỊ TRẤN CẢNG NEWHAVEN - VƯƠNG QUỐC ANH
Võ Văn Cường - Sở Ngoại vụ Nghệ An
Trong hành trình tìm đường cứu nước, đồng chí Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới thị trấn cảng Newhaven - Vương Quốc Anh và làm việc trên tuyến phà Newhaven - Dieppe nối liền nước Anh với nước Pháp.
Từ ngôi nhà tranh ở làng Sen, huyện Nam Ðàn, Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện một cuộc hành trình vạn dặm đi tìm con đường cứu nước, cứu dân kéo dài hơn 30 năm (1911-1941). Con đường Người đã đi xuyên qua ba đại dương, bốn châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ, gần 30 quốc gia, hàng trăm thành phố lớn, nhỏ, gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều dân tộc, nhiều nền văn hóa.
Trong tháng 05/2014, nhân chuyến thăm và làm việc tại Vương Quốc Anh, Đoàn cán bộ tỉnh Nghệ An đã tới dâng hoa nhân dịp Chính quyền thị trấn cảng Newhaven tổ chức Lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 124 của Người tại nơi có đặt phiến đá cẩm thạch dẫn tích mối liên hệ của Người với thị trấn cảng Newhaven. Tại đây, Đoàn rất xúc động được ông Graham Amy - Nguyên Thị trưởng thị trấn cảng Newhaven giới thiệu những luận cứ, tư liệu lịch sử khẳng định Nguyễn Ái Quốc từng làm việc trên tuyến phà nối giữa Newhaven với một thị trấn của Pháp vào những năm sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất. Theo ông Graham Amy, việc Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh - Một nhà lãnh đạo vĩ đại của Việt Nam từng sinh sống, làm việc tại thị trấn cảng Newhaven là niềm vinh dự, tự hào đối với người dân nơi đây. Đó cũng là một phần lịch sử mà Chính quyền thị trấn đã và đang lưu giữ để nhắc nhở cho các thế hệ sau.
Trong bài phát biểu của mình, ông Graham Amy - Nguyên Thị trưởng thị trấn cảng Newhaven thổ lộ:
" ….Khi tôi còn trẻ, cha tôi làm việc cho tuyến đường sắt thuộc bộ phận phục vụ tàu, ở nơi đối diện với chỗ chúng ta đang đứng đây. Ông rất say mê nghiên cứu về Newhaven và lịch sử thị trấn và ông kể cho tôi nơi đây đã từng chứng kiến dấu chân của một nhân vật nổi tiếng thế giới - Hồ Chí Minh, khi Người làm đầu bếp trên các con tàu đi qua thị trấn.
Cha tôi là một trong những thành viên sớm nhất của Nhóm Lịch sử Newhaven và ông còn lưu giữ rất nhiều sự kiện thú vị trong kí ức. Với những gì ông đã kể, và những gì viết trên Wikipedia, vị trí địa lý của Newhaven, tôi tin chắc rằng Hồ Chí Minh đã làm việc ở đây và thường xuyên đến thăm Newhaven…."
Không chỉ Đoàn cán bộ tỉnh Nghệ An mà đông đảo bà con Việt Kiều, lưu học sinh Việt Nam và người dân Newhaven dự Lễ sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh hôm đó không khỏi xúc động, bồi hồi và trào dâng niềm tự hào về vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Trong chuyến công tác tại Vương Quốc Anh, Đoàn cán bộ Nghệ An đã đến thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Vương Quốc Anh; phối hợp với Đại sứ quán tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp với sự tham dự của khoảng 30 doanh nghiệp Anh. Đặc biệt, trong dịp này, Chủ tịch UBND thành phố Vinh đã cùng Thi trưởng thị trấn Newhaven ký Thỏa thuận thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác giữa thành phố Vinh và thị trấn Newhaven, mở ra một trang mới trong quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai địa phương./.
PRESIDENT HO CHI MINH IN THE HEART OF THE PORT TOWN OF NEWHAVEN’S PEOPLE AND GOVERMENT - UNITED KINGDOM
In his itinerary to find a way to save the country, Mr. Nguyen Ai Quoc - President Ho Chi Minh went to the port town of Newhaven - United Kingdom and worked on the Newhaven - Dieppe ferry connecting England with France.
From the cottage in the Sen village, Nam Dan district, Nguyen Ai Quoc - Ho Chi Minh City made a journey of thousands of miles which was far away from his homeland to find a way to save the country those lasted more than 30 years (1911-1941). He went through three oceans, four continents including Asia, Europe, Africa and America with nearly 30 countries, hundreds of cities, large and small, to meet and contact with many peoples and many cultures.
In May 2014, on the business trip in the United Kingdom, officers of Nghe An province went there to offer flowers respectfully on the occasion of the port town Newhaven’s government held a ceremony of the 124th birthday of Uncle Ho at the marble which proved his relationship with the port town Newhaven. The delegation was very moved when Mr. Graham Amy – the former Mayor of Newhaven port town introduced basis, historical records affirming that Nguyen Ai Quoc had worked on the ferry connecting Newhaven and a French town after the First World War. According to Mr Amy Graham, the fact that Nguyen Ai Quoc - Ho Chi Minh City - A great leader of Vietnam used to live and work in the port town of Newhaven is an honor, pride of people here. It is also a part of history that the town’s government has been keeping to remind the younger generation.
In his speech, Mr. Graham Amy - the former Mayor of Newhaven harbor town revealed: "... When I was young, my father worked for the railways in the ship catering department opposite where we stand today. He was very passionate about Newhaven and its history, and he told me that it has been passed down that a world famous leader, Mr Ho Chi Minh, once worked as a chef on the cross channel steamers.
My father was one of the earliest members of the Newhaven Historical Society and his mind was kept with interesting events. With what he had been told, what is written on Wikipedia, and the geographical position of Newhaven, I believed that Ho Chi Minh worked here and visited regularly to Newhaven... "
Not only the delegation of Nghe An Province, but also many overseas Vietnamese, Vietnamese students and citizens of Newhaven who took part in the Ceremony of the birthday of President Ho Chi Minh expressed their feelings with great proud of the beloved leader of Vietnam.
During the trip in the UK, Nghe An delegation visited and worked with the Embassy of Vietnam in the United Kingdom; in collaboration with the Embassy to organize business forum with the participation of about 30 British Enterprises. In particular, on this occasion, Chairman of Vinh city and town Newhaven Mayor signed an agreement to establish the friendly relationship and cooperation between Vinh city and Newhaven town, opening a new page in the relations of friendship and cooperation between the two localities.
NGHỆ AN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO NƯỚC CHDCND LÀO
Vân Anh-Sở Ngoại vụ
Nghệ An có chung đường biên giới với 3 tỉnh của Lào là Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay và Hủa Phăn, ngoài ra còn có quan hệ hợp tác với các tỉnh Khăm Muộn, Viêng Chăn và Savẳnnakhệt. Trong những năm qua, Nghệ An đã tiến hành nhiều hoạt động hợp tác với các tỉnh của Lào trên nhiều lĩnh vực, trong đó chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh Bạn.
Trong những năm qua, công tác giáo dục, đào tạo của Nghệ An đã đạt được những kêt quả xuất sắc qua các kì thi đại học, học sinh giỏi quốc gia và quốc tế được các tỉnh bạn Lào biết đến và khâm phục. Hàng năm, tỉnh tiếp nhận số lượng lớn học sinh, sinh viên, cán bộ Lào học tập tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh. Kể từ năm 2000 đến năm 2014, Nghệ An đã hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho 6 tỉnh của Lào bao gồm các tỉnh Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay, Hủa Phăn, Khăm Muộn, Savẳnnkhệt và Viêng Chăn trên 600 cán bộ, học sinh, y tá thôn bản.
Hiện nay, có trên 300 cán bộ, sinh viên học tập tại Đại học Vinh, Đại học Y khoa Vinh, Cao đẳng Việt - Hàn và Cao đẳng Sư phạm Nghệ An theo diện hợp tác giữa Nghệ An với các tỉnh.
Trong năm học 2013-2014 vừa qua, công tác đào tạo các học sinh, sinh viên Lào đã đạt kết quả tốt. Tại trường Cao đẳng Sư phạm Vinh, các em lưu học sinh tiếp thu tốt các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết trong đó có nhiều em đã đọc viết thông thạo. Số lượng các em đạt loại xuất sắc, giỏi, khá, tại các trường như Đại học Y Khoa Vinh, Đại học Vinh… tăng cao so với các năm học trước. Không chỉ có thành tích tốt trong học tập mà các sinh viên còn tuân thủ pháp luật, chấp hành nghiêm túc các quy chế, nội quy của nhà trường, tôn trọng phong tục, tập quán, tạo mối quan hệ thân thiện với các sinh viên Việt Nam; luôn vui vẻ, tự giác trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học và tích cực tham gia các hoạt động tập thể, lao động hướng nghiệp; có ý thức bảo vệ tài sản, tiết kiệm trong sử dụng điện, nước phục vụ học tập và sinh hoạt…
Công tác tổ chức, đào tạo và giảng dạy tại các trường có sinh viên lào theo học luôn được quan tâm. Phía tỉnh và nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần cho các em học sinh, sinh viên. Nhà trường bố trí ký túc xá với cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho học tập, nghiên cứu khoa học và các sinh hoạt văn hóa, xã hội. Các lưu học sinh được cấp phù hiệu, thẻ học sinh, thẻ tạm trú có thời hạn để làm giấy tờ tùy thân, giải quyết các công việc liên quan đến học tập, sinh hoạt, đi lại theo quy định. Vào các ngày nghỉ lễ, ngày Tết truyền thống của Lào, các học sinh, sinh viên luôn được Nhà trường tổ chức gặp gỡ, giao lưu, tổ chức văn nghệ, bóng đá, tạo không khí thân mật, ấm cúng như ở quê nhà. Các trường luôn hỗ trợ và giúp đỡ các lưu học sinh trong học tập, thủ tục xuất nhập cảnh và giải đáp những thắc mắc cho lưu học sinh trong quá trình học tập và hội nhập với sinh viên Việt Nam. Bên cạnh đó là bề dày kinh nghiệm cũng như sự chuyên tâm, ân cần trong công tác đào tạo, quản lý của đội ngũ cán bộ, giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học. Các giảng viên tham gia giảng dạy đã nghiêm chỉnh chấp hành quy chế chuyên môn của trường nói chung và những quy định về giảng dạy sinh viên Lào nói riêng. Các giảng viên luôn tâm niệm phương châm: kỷ cương, tình thương, trách nhiệm và luôn coi lưu học sinh Lào như sinh viên Việt Nam.
Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng đào tạo, đầu vào cần được chú trọng, tuyển chọn kĩ càng các học sinh có thành tích học tập tốt, kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt từ loại khá trở lên; tổ chức các chương trình ngoại khóa như đi tham quan các di tích lịch sử, văn hóa nhằm giúp sinh viên có thêm kiến thức thực tế, hiểu biết hơn về đất nước và con người Việt Nam.
Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho nước CHDCND Lào hiện tại cũng như trong tương lai là hoạt động hợp tác chủ đạo trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Nghệ An với các tỉnh của Lào. Đây không chỉ là nhiệm vụ chính trị thực hiện theo chủ trương của Trung ương mà còn là chiến lược lâu dài nhằm đào tạo nguồn cán bộ kế cận cho Bạn. Rất nhiều cán bộ, sinh viên sau khi tốt nghiệp về nước công tác đã phát huy tốt những kiến thức đã học, trở thành nguồn cán bộ chủ chốt trong cơ qua