image banner
Bản tin đối ngoại Nghệ An số 06

NỘI DUNG BẢN TIN ĐỐI NGOẠI SỐ 06/2015

Bài 1: Thu hút đầu tư tạo động lực phát triển nhanh, bền vững

Hồ Đức Phớc - Bí thư Tỉnh ủy

Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư đầu năm mới đã trở thành truyền thống hằng năm khi được tỉnh Nghệ An phối hợp với Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đồng tổ chức bắt đầu từ Xuân Kỷ Sửu 2009. Từ đó đến nay, vào mỗi dịp đầu năm mới, Hội nghị gặp gỡ các nhà đầu tư trở thành Ngày hội đầu tư trên quê hương Bác Hồ, thu hút ngày càng đông các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Nghệ An.

Sau 6 lần Hội nghị được tổ chức, rất nhiều dự án đã được ký kết và triển khai thực hiện có hiệu quả, đã tạo thành một làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào địa bàn tỉnh trên tất cả các lĩnh vực. Cũng từ các cuộc gặp gỡ đầu Xuân thường niên này, nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư đã chọn Nghệ An để đầu tư với cả chuỗi dự án sử dụng công nghệ cao, sử dụng và phát huy hiệu quả các nguồn lực, lợi thế của tỉnh về đất đai, lao động... Đặc biệt, những hội nghị này đã tạo ấn tượng tốt đẹp đối với các nhà đầu tư và trên thực tế Nghệ An đã trở thành địa chỉ hấp dẫn, điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Chỉ tính riêng năm 2014, Nghệ An đã cấp mới và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho 187 dự án với số vốn đăng ký hơn 55.663 tỷ đồng, trong đó cấp mới 145 dự án với số vốn 43.892 tỷ đồng. Nếu tính lũy kế đến nay trên địa bàn Nghệ An đã có 776 dự án đầu tư có hiệu lực, bao gồm 733 dự án đầu tư trong nước với số vốn 164.937 tỷ đồng và 43 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với số vốn 1,6 tỷ USD. Có nhiều dự án lớn, sử dụng công nghệ cao đã đi vào hoạt động có hiệu quả, tạo nhiều việc làm, nộp ngân sách lớn như: Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa của Tập đoàn TH - True milk; Nhà máy bia Sài Gòn - Sông Lam; Nhà máy bia Hà Nội - Nghệ An; Nhà máy bao bì Sabeco; Các nhà máy may, nhà máy lắp ráp linh kiện điện tử của các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản... Nhiều dự án khác cũng đang trong quá trình triển khai xây dựng như: Nhà máy sản xuất tôn, thép của Tập đoàn Hoa Sen; Nhà máy xi măng Tân Thắng; Trung tâm công nghiệp MASAN; Nhà máy chế biến cá hộp Royalfood Thái Lan; Quần thể du lịch Lan Châu - Song Ngư Sơn, Nhà máy xi măng Sông Lam... Nhiều dự án khác đang nghiên cứu chuẩn bị đầu tư như tổ hợp khu công nghiệp Việt Nam – Sigapore (VISIP 6); Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 2; KCN liên hợp dệt may Công ty CP Đầu tư và xây dựng Tuấn Lộc.... Với những dự án này khi đi vào hoạt động không chỉ tạo thêm việc làm, tăng nguồn thu ngân sách mà còn có tác dụng thúc đẩy việc thu hút đầu tư các dự án khác trên địa bàn. Có thể nói, thu hút đầu tư nói chung và thu hút đầu tư thông qua hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư đầu năm thời gian vừa qua nói riêng đã có kết quả khá toàn diện.

Tuy nhiên, nhìn nhận thực tế thì hiệu quả thu hút đầu tư vẫn chưa đáp ứng được yêu đặt ra và chưa phát huy có hiệu quả hết tiềm năng của tỉnh. Số lượng dự án và quy mô vốn đăng ký còn thấp so với bình quân chung của cả nước, chưa thu hút được nhiều dự án công nghệ hiện đại, công nghệ cao, cũng như các dự án đầu tư hạ tầng công nghiệp, đô thị, giáo dục đào tạo, y tế... Số dự án đầu tư trong Khu kinh tế và các khu công nghiệp còn quá ít so với tổng số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Công tác theo dõi, đôn đốc chỉ đạo, kiểm tra các dự án sau khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư chưa được thực hiện thường xuyên liên tục. Công tác đôn đốc, chỉ đạo của các cấp, các ngành nhằm tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư tại một số nơi, một số thời điểm còn thiếu quyết liệt. Công tác giải phóng mặt bằng còn chậm, chưa sẵn sàng mặt bằng sạch cho thu hút đầu tư... Hạ tầng tại Khu kinh tế và các Khu công nghiệp chưa đồng bộ, chưa kịp thời như xử lý nước thải, cấp điện, nước... Cải cách thủ tục hành chính tuy đã có một số tiến bộ nhưng thời gian xử lý còn kéo dài, việc xử lý vướng mắc khó khăn cho các dự án vẫn còn chậm, chưa triệt để, vẫn còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các sở, ngành và địa phương, làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư...

Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ và giá trị gia tăng cao. Phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường”. Vì thế, Nghệ An luôn xác định rõ, thu hút đầu tư có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt trong bối cảnh đầu tư công ngày càng cắt giảm và cũng là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Do vậy, cần phải cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, đây cũng là giải pháp quan trọng, cấp thiết để thu hút đầu tư. Phải tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, xu hướng và các đối tác đến từ các quốc gia có dự án đầu tư vào Nghệ An, đặc biệt là các Tập đoàn lớn đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Sigapore; xây dựng Đề án xúc tiến đầu tư các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc đầu tư vào Nghệ An. Tiếp tục mời gọi các nhà đầu tư lớn đầu tư các dự án có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển dịch vụ hiện đại... Ưu tiên các dự án quy mô lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ; Khuyến khích công nghiệp gia công sang sản xuất; Đồng thời chú trọng các dự án có quy mô vừa và nhỏ phù hợp, hiệu quả.

Tiếp tục rà soát, xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư; Phát hành các ấn phẩm, tài liệu xúc tiến đầu tư bao gồm những thông tin về tiềm năng lợi thế của Nghệ An trong đầu tư; Tập trung cải cách hành chính, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong việc triển khai dự án; Đẩy mạnh phát triển hạ tầng (cảng, sân bay, đường giao thông), hoàn thiện và phát triển các dịch vụ phụ trợ (viễn thông, tài chính, nhà ở, trạm xá, trường học…), tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, thu hút các dự án đầu tư. Giới thiệu về tiềm năng lợi thế của Khu Kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp của tỉnh; Các cơ chế chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư, quy trình thủ tục đầu tư... gắn với việc tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư trong nước, ngoài nước và các hoạt động quảng bá tuyên truyền khác.

Nhìn lại năm 2014, mặc dù có rất nhiều khó khăn nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền và nỗ lực của toàn dân, đặc biệt là cộng đồng các doanh nghiệp nên kinh tế của tỉnh đã có sự phục hồi, tăng trưởng nhanh: Tốc độ GDP đạt 7,24%; Thu nhân sách đạt 7.656 tỷ đồng, tăng 20,7% so với năm 2013. Sản lượng lương thực đạt trên 1,2 triệu tấn. Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt gần 67.000 tỷ đồng; Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đạt 36.000 tỷ đồng, tăng 12,52% so với năm 2013. Lĩnh vực văn hóa xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực. Công tác y tế, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 13,4% xuống còn 10%. Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Việc Khu kinh tế Đông Nam được mở rộng và Quy hoạch chung Thành phố Vinh được phê duyệt đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại tỉnh Nghệ An... Những thành tựu trên về kinh tế - xã hội của tỉnh có sự góp phần cực kỳ quan trọng của cộng đồng các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, là kết quả của các lần gặp gỡ, ký kết hợp tác đầu tư đầu Xuân, tạo cơ sở để Nghệ An hoàn thành mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, tạo nguồn lực cho giai đoạn phát triển giai đoạn 2015-2020, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020./.

Investment attraction to create dynamic for rapid

and sustainable development

By Ho Duc Phoc - Nghe An Communist Party Committee Secretary

Meeting investors in the New Year has become an annual event when Nghe An province in coordination with Bank for Investment and Development of Vietnam (BIDV) jointly organized since Spring 2009. Since then, on every occasion of New Year, this meeting is considered as the Investing Festival in Uncle Ho"s homeland, attracting a growing number of businesses, local and foreign investors looking for opportunities to invest in Nghe An.

After 6 times the conference was held, many projects have been signed and effectively implemented, forming a strong wave of investment to the province in all fields. Also from the this annual Spring meeting, many investors have chosen Nghe An to be an investment destination for project series using high technology, promoting the efficiency of resources and advantages of the province"s land, labor ... In particular, the conference has created a good impression on investors and in fact, Nghe An has become an attraction address for investors.

Only in 2014, Nghe An has provided and readjusted the investment certificates for 187 projects with a total registered capital of more than 55 663 billion VN dongs, of which, 145 projects were new ones with a total capital of 43,892 billion VN dongs. If accumulating up to now, in the province of Nghe An, there have been 776 investment projects in force, including 733 local investment projects with a total capital of 164 937 billion VN dongs and 43 projects of foreign direct investment (FDI) with a capital of $ 1.6 billion. Many large projects using high-tech operational efficiency, have been efficiently operated creating more jobs, bringing huge revenues like the project of dairy and milk products TH - True milk; Brewery Saigon - Song Lam; Hanoi Brewery - Nghe An; SABECO packaging Factory; garment factories, assembling factories for electronic components of investors from Korea, Japan ... Other projects are also under construction such as steel corrugating factory of Hoa Sen Group; Cement Plant of Tan Thang; MASAN industrial center; Canned fish processing plant of Royalfood Thailand; Tourism complex Lan Chau – Song ngu Son, Cement Factory of Song Lam ... Many projects are being researched to prepare for investment, such as industrial complexes of Vietnam - Singapore (VSIP 6); Thermal Power Plant of Quynh Lap 2; Integrated textile industrial park of Tuan Loc Investment and Construction Jojn-stock Company. With those undergoing projects, state budget and the attaction to invest in Nghe An will increasing.

It could be said that investment attraction in general and that through the conference meeting in recent years have resulted in quite comprehensive results. However, in fact, that effective investment has still not yet to meet the set standards and nor to promote fully the effective potentials of the province. The number of projects and registered capital is low compared to the average figure in the whole province, still failing to attract many projects of modern technology, high technology, as well as industrial infrastructure, urban marketing, education, health ... The number of investment projects in economic zones and industrial parks is still small compared with the total number of investment projects in the whole province. The activity of monitoring, supervising and checking projects has not been done often. Supervising and directing of all levels and sectors in order to quit difficulties for investors in some places is not taken seriously concerned. The project sight clearance is slow, failing to provide a clean ground ready for attracting investment. Infrastructure in Economic Zone and Industrial Park still remains inconsistent and waste water treatment or power supply water is not untimely ... In spite of administrative reforms, the processing time is relatively long, problem handling is still slow.. There is shirking of responsibility between departments and local authorities, reducing the trust of investors ...

Resolution No. 26-NQ/TW of the Politburo indicates that it is necessary to improve strongly the investment environment to attract local and foreign investment, focusing on developing some of the industry with high science-technology and added value content. The development of supporting industries, clean industries, energy saving, environmentally friendliness is focused". Therefore, Nghe An always clearly defined, attracting investment is extremely important to eco-social development of the province, especially in the context of public investment decreasing and this is also the core task of the whole political system. This leads to the need to improve the investment envoronment. We have to continue to study and evaluate the potentials, trends and partners from countries whose investment projects in Nghe An, especially large corporations from Japan, Korea and Singapore, build up construction scheme to promote business investment from Japan and South Korea. We also need to continue to invite investors with large projects having high added value, using modern technology, being environmentally friendly in the field of information technology, agriculture biotechnology, infrastructure development, human resource training, high quality research and development of modern service ... Priority should be given to large-scale projects, highly competitive products, participation in global value chains of transnational corporations, thereby building ancillary industries; we have to encourage industries to shift from processing to producing and focusing on appropriate and effective projects of small and medium scale.

There is a must to continue to review and build up the list of projects calling for investment, release publications and investment promotion materials including information on the potential advantages of Nghe An for investors; to focus on PAR, remove obstacles, difficulties in implementing the project; To promote the development of infrastructure (ports, airports, roads), improving and developing ancillary services (telecommunications, finance, housing, clinics, schools ...), to enhance workforce training and attract investment projects. We need to introduce the potential advantages of Southeast Economic Zone and other industrial zones in the province; the preferential mechanism and policies to support investment, investment procedures ... together with organizing conferences to promote domestic and foreign investment, and other promotional activities other propaganda activities.

Looking back to 2014, despite many difficulties, with the drastic measures of party committee, governments at all levels, and the efforts of people, especially the business community, the economy of the province saw a recovery and a rapid growth: GDP growth rate of 7.24%; budget increase of 7656 billion VN dongs, up 20.7% compared to 2013. Food production reached 1.2 million tons. Total funds raised by the credit institutions in the province of nearly 67,000 billion VN dongs; The total social investment capital reached 36.000 billion VN dongs, up 12.52% compared to 2013. The socio-cultural sector continues to have a positive change. Public health, poverty reduction, employment and social security are paid attention to, the poverty rate fell from 13.4% to 10%. Nghe Tinh Vi, Giam was honored as an intangible cultural heritage by UNESCO. The Southeast economic zone expansion and approval of Vinh City General Master Plan have contributed to improving the business and investment environment in Nghe An ...

The eco-social achievements of the province play an extremely important part in the business community, investors, as a result of the meetings, signing investment, enabling Nghe An to complete the objectives set by the Provincial Congress XVII, creating resources for development period 2015-2020, implementing effectively the Resolution 26-NQ / TW on the orientation to develop Nghe An untill 2020 /.

Bài 2: Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã chạm vào tâm hồn

và trái tim mỗi chúng ta

Phát biểu của bà Katherine Muller-Marin, Trưởng Đại diện UNESCO

tại Việt Nam tại Lễ trao Bằng công nhận di sản

Một trong những nhà soạn nhạc và nhạc sỹ vĩ đại nhất thế giới, Ludwig Van Beethoven, đã từng nói rằng âm nhạc là sự soi rạng cao hơn bất kỳ sự thông thái và triết học nào. Âm nhạc và lời ca có thể đi thẳng vào trái tim và tâm hồn của mỗi chúng ta.

Dân ca Ví, Giặm thể hiện bản sắc văn hóa, phản ánh cuộc sống lao động và tinh thần của nhân dân các tỉnh ven biển miền Trung là Nghệ An và Hà Tĩnh được vinh danh là di sản văn hóa thứ chín của Việt Nam trong Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của Nhân loại.

Thay mặt cho UNESCO, tôi xin chúc mừng lãnh đạo Trung ương và địa phương, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và đặc biệt là nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, những người đã góp phần to lớn vào việc vinh danh này.

Dân ca Ví, Giặm là tài sản tinh thần của các cộng đồng địa phương, nó là một phần quan trọng trong đời sống hàng ngày của họ, bởi lẽ họ cất cao tiếng hát trong cuộc sống sinh hoạt như cấy lúa, chèo thuyền, làm nón hay ngay cả khi ru con. Dân ca Ví, Giặm là một ví dụ hoàn hảo về việc di sản phi vật thể luôn ngân vang và sống động trong lòng người dân. Nó rất đặc biệt, bởi lẽ, làn điệu, âm hưởng và lời ca của nó đã được các nghệ nhân truyền miệng từ thế hệ này qua thế hệ khác. Phương thức truyền miệng này đã giúp đảm bảo rằng những bài ca được hát với lối hát chân thực, đặc sắc và với ngữ điệu, tâm hồn của người xứ Nghệ Tĩnh. Tất cả chúng ta đều biết nghệ thuật Ví, Giặm đã truyền cảm hứng như thế nào khi nó giúp giảm bớt sự cực nhọc trong lao động, làm vợi đi nỗi buồn trong cuộc sống và cho ta một cách thức thể hiện tình cảm nam - nữ, đặc biệt là về tình yêu đôi lứa giữa những chàng trai, cô gái. Các bài ca tôn vinh những giá trị và phẩm chất quý của con người Việt Nam như lòng hiếu thảo, sự trung thành, sự chu đáo và đức hy sinh, tận tụy, tính thật thà, trung thực và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cần bảo vệ các phong tục và truyền thống của làng quê.

Tôi rất vui mừng khi biết rằng loại hình diễn xướng dân gian này quy tụ 260 làng thôn ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, 51 câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm và hơn 800 nghệ nhân đang tích cực bảo tồn nghệ thuật âm nhạc dân gian này. Tôi xin hoan nghênh chính quyền xây dựng các kế hoạch quảng bá và bảo tồn loại hình nghệ thuật này, tôn vinh và hỗ trợ các nghệ nhân địa phương, khuyến khích giáo dục thế hệ trẻ trong nhà trường và qua các phương tiện thông tin đại chúng về việc cần bảo tồn Dân ca Ví, Giặm. Hãy cùng tôi quảng bá cho kho báu văn hóa này, bởi lẽ nó đã chạm vào tâm hồn và trái tim mỗi chúng ta, bởi lẽ nó đã tăng cường đối thoại giữa chúng ta, giữa các cộng đồng và các dân tộc ở Việt Nam và bởi lẽ nó thúc đẩy sự đồng cảm và lòng khoan dung.

UNESCO sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ, bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật tuyệt vời này. Bác Hồ - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa do UNESCO công nhận, trước khi đi xa đã từng mong ước được nghe câu hò xứ Nghệ. Tôi muốn mời tất cả quý vị và các bạn cất cao tiếng hát để thỏa lòng mong ước của Bác và hãy để cho ca từ của nó tràn ngập trái tim chúng ta, mang đến cho chúng ta sự an bình, hạnh phúc và sức mạnh để xây dựng một Việt Nam bền vững, thịnh vượng và hùng mạnh hơn.

Vi Giam Nghe Tinh folk singing has touched the soul and heart of each of us

By Ms. Katherine Muller-Marin, UNESCO Representative to Viet Nam

at the World Heritage Certificate Presentation Ceremony

One of the world’s greatest composers and musicians, Ludwig Van Beethoven, used to say that music is a higher revelation than all wisdom and philosophy. Music and song can speak directly to the heart and soul of each of us.

Vi-Giam folk singing represents cultural identity that reflects the work, life and spirit of the central coastal provinces of Nghe An and Ha Tinh and is now inscribed as the ninth Vietnamese cultural element on the UNESCO Representative List of Intangible Cultural Heritage for Humanity.

On behalf of UNESCO, I congratulate the central and local authorities, the Ministry of Culture, Sports and Tourism, the Viet Nam National Commission for UNESCO and, most importantly, the people of Nghe An and Ha Tinh, for their contributions to the inscription.

Vi-Giam singing belongs to the local communities; it is an important part of their everyday life, as they sing throughout their daily activities, such as cultivating rice, rowing boats, producing conical hats or even lulling their children to sleep.

Vi-Giam singing is a perfect example of how intangible heritage vibrates with the people. It is very special. The rhythm, melody and ornamentation have been transmitted by master practitioners orally from generation to generation.

This method of oral transmission ensures that the songs are sung with a genuine, distinctive singing style and with the intonation of the Nghe Tinh dialects and the soul of these people.

We all know how inspiring this artis: signing eases hardship while working, relieves sorrow in our lives, and provides a way to express feelings of sentiment between men and women and to exchange feelings of love between boys and girls.

The songs promote key values and virtues including respect for parents, loyalty, care, devotion and honesty, and the importance of maintaining village customs and traditions.

I am pleased to learn that this folk singing brings together 260 villages in the central provinces of Ha Tinh and Nghe An, where 51 singing clubs with over 800 vocalists are actively preserving the folk music.

I congratulate the authorities for adopting plans to promote and preserve this art by honouring and supporting local artisans as well as educating, through schools and the media, younger generations on the importance of preserving Vi-Giam folk music.

Join me to promote this cultural treasure which touches people’s hearts, as an asset to increase the dialogue among individuals, communities and ethnic groups in Viet Nam and to promote empathy and tolerance.

UNESCO stands ready to support Viet Nam in implementing safeguarding measures that will contribute to the protection and promotion of this beautiful art.

Uncle Ho, a national liberation hero and a man of culture as recognized by UNESCO, wished to be able to listen to Xu Nghe folk songs before his final departure. I would like to invite all of you to sing Vi-Giam folk songs to fulfill his eternal dream and let their words fill your hearts with serenity, happiness and the strength to build a more sustainable and prosperous Viet Nam.

Bài 3: CỘNG ĐỒNG ASEAN 2015 - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGHỆ AN

Trần Ngọc Danh, Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Nghệ An

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations - ASEAN) ra đời ngày 08/8/1967 với năm thành viên ban đầu là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines với tôn chỉ, mục đích thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực nhằm củng cố nền tảng cho một cộng đồng thịnh vượng và hòa bình của các quốc gia ở Đông Nam Á, tăng cường hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn hoá - xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn với khu vực và thế giới. Ngày 28 tháng 7 năm 1995, tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 28 (AMM-28) tại Brunei Darussalam, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Trải qua 4 thập kỷ tồn tại và phát triển, ASEAN đã có những bước thăng trầm nhưng cũng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là khi ASEAN trở thành một Hiệp hội bao gồm tất cả 10 nước Đông Nam Á. Được đánh giá là một trong những tổ chức khu vực thành công nhất, ASEAN đã có những đóng góp tích cực cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực Đông Nam Á, châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.

Trên nền tảng của thành công đó, ASEAN đã xác định mục tiêu phát triển cao hơn trong giai đoạn mới là xây dựng một Cộng đồng ASEAN vững mạnh với 3 trụ cột chính là Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) hoạt động dựa trên cơ sở pháp lí và Hiến chương ASEAN. Theo dự kiến, Cộng đồng ASEAN mà trước mắt là Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ ra đời vào ngày 31/12/2015- đây là sự kiện tiêu biểu, nổi bật trong năm 2015. Theo đó, khối 10 quốc gia thuộc ASEAN sẽ trở thành một tổ chức hợp tác liên chính phủ có mức độ ràng buộc pháp lý chặt chẽ hơn, liên kết sâu rộng hơn, là một thực thể kinh tế - chính trị gắn kết hướng đến một cộng đồng “thống nhất trong đa dạng”, một tổ chức hợp tác khu vực mở và có vai trò quan trọng ở châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó, Việt Nam là một thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Hiệp hội, luôn hướng tới mục tiêu xây dựng một Cộng đồng đoàn kết, vững mạnh.

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, trên tuyến giao lưu Bắc - Nam, cách thủ đô Hà Nội 300 km về phía Nam, có đầy đủ các yếu tố, điều kiện để phát triển với có 419 km đường biên giới giáp với Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và 82 km bờ biển, hội tụ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa. Đặc biệt, có Cảng hàng không quốc tế Vinh và cảng biển Cửa Lò cùng hệ thống hạ tầng đang được nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới… Ngoài ra, Nghệ An còn có 6 tuyến quốc lộ đi qua. Trong đó, có 3 tuyến dọc hướng Bắc Nam (QL 1A, QL 15, đường Hồ Chí Minh), 3 tuyến ngang hướng Đông Tây nối với Lào (QL7, QL46, QL48); có tuy

Thông tin chuyên đề
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1