image banner
5 tuyệt chiêu để nói chuyện lịch sự như người Anh

Việc hiểu đúng ý người Anh chắc chắn không thể xảy ra một sớm một chiều đối với những người không sinh ra ở đây, nhưng để có thể phần nào nói chuyện lịch thiệp đậm chất Anh thì bạn có thể áp dụng 5 tuyệt chiêu dưới đây.

5 tuyệt chiêu để nói chuyện lịch sự như người Anh
Người Anh sử dụng 'please' và 'thank you' rất thường xuyên trong sinh hoạt, bao gồm cả những việc nhỏ nhặt nhất. Trong ảnh là Nữ hoàng Anh Elizabeth II đang trò chuyện. (Nguồn: AFP)

Luôn nói cảm ơn

Bất kể bạn nói gì thì chỉ cần thêm “please” (vui lòng) và “thank you” (cảm ơn) thì lập tức câu nói ấy trở nên lịch sự hơn hẳn.

Người Anh sử dụng “please” và “thank you” rất thường xuyên trong sinh hoạt, bao gồm cả những việc nhỏ nhặt nhất.

Họ còn có cách nói “mind your p’s (please) and q’s (thank you)” dùng để nhắc nhở những người quên không sử dụng cách nói lịch sự này.

Xin lỗi kể cả khi đó là lỗi của người khác

“Sorry” (xin lỗi) là một câu cửa miệng khác của người Anh bạn cần biết. Người Anh dùng “sorry” không chỉ để xin lỗi mà còn cho nhiều trường hợp khác như để ngắt lời người nói, thể hiện sự không đồng tình hoặc không hiểu.

Thậm chí khi vô tình bị ảnh hưởng do lỗi của người khác gây ra thì họ vẫn nói “sorry” và cho rằng mình đã làm sai gì đó nên mới xảy ra cớ sự này.

Ngoài ra, người Anh còn rất thoải mái trong việc chấp nhận lời xin lỗi của người khác để tránh làm cho tình hình trở nên căng thẳng.

Dùng từ tích cực với thể phủ định để nói một điều tiêu cực

Dù có cùng một ý nhưng cách nói phủ định với từ tích cực vẫn luôn dễ được chấp nhận và mang tính lịch sự hơn là chỉ dùng một từ mang nghĩa tiêu cực.

Trong một số trường hợp nhất định khi thể phủ định vẫn mang nghĩa tiêu cực thì bạn nên thêm một số từ bổ trợ để câu nói nhẹ nhàng hơn. Chẳng hạn như thay vì nói “Tôi không thích nó” thì bạn có thể nói rằng “Tôi không thực sự thích nó, tôi e là...”.

Hạn chế dùng ngôi thứ hai

Khi bạn dùng ngôi thứ hai quá nhiều thì sẽ tạo cảm giác đang đổ lỗi cho người khác và khiến người nghe cảm thấy không vui.

Dù vấn đề nằm ở đối phương nhưng người Anh vẫn sẽ lái câu nói để thể hiện mình cũng có một phần trách nhiệm trong đó bằng cách sử dụng ngôi thứ nhất.

Ví dụ như thay vì nói “Bạn không hiểu tôi” thì nên bảo “Có lẽ tôi chưa nói rõ ràng ý mình”.

Không nói chuyện lớn tiếng nơi công cộng

Âm lượng khi giao tiếp cũng rất quan trọng trong việc thể hiện sự lịch thiệp trong cư xử. Bạn nên tập kiểm soát âm lượng của mình ở mức vừa đủ nghe cho đối phương mà không làm ồn, gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Ngay cả khi sử dụng điện thoại, nếu xét thấy cuộc hội thoại của mình có thể làm phiền người khác thì bạn nên đi ra một chỗ ít người để nghe điện thoại.

 

Theo: báo TGVN

Thông tin chuyên đề
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1